Rất lụa và rất thép
Chẳng cần phải hỏi thăm gì, tôi vừa bước xuống xe ở chân núi Cấm, đã có hàng chục tài xế xe ôm vây kín, vồn vã mời chào: “Đi núi hả anh Hai? Em “rước” anh Hai nha?”. Tôi nhìn lướt qua một lượt gương mặt những người đàn ông sạm nắng gió, đầy vẻ phong trần rồi tiến lại một phụ nữ chừng ngót 30 tuổi. Chị không chen lấn, mời chào mà bình thản ngồi trên xe, hỏi: “Có phải chị cũng chạy xe chở khách lên núi không?”. Cô gái tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi lại tôi bằng thái độ nghi ngờ lẫn cảnh giác: “Đúng. Anh định lên núi hả? Mấy ổng mời quá trời sao anh hổng đi?”. Tôi cười và nói rõ lý do. Nhưng, có vẻ chị vẫn chưa tin nên nói: “Em ít khi chở nam lắm. Anh muốn đi đường nhỏ cho biết thì đi xe mấy ổng cũng được, cần gì phải xe nữ”.
Sau nhiều lần thuyết phục và tôi chấp nhận thuê thêm một xe nữa chạy theo (mỗi xe 120 ngàn đồng), cô gái mới đồng ý chở tôi lên núi.
Chiếc xe wave 100 phân khối của Sương, nữ tài xế chở tôi rồ ga phóng đi. Sau vụ lở đá hồi tháng 5/2012, con đường nhựa lên núi đang ngưng lưu thông để sửa chữa, mỗi ngày chỉ cho xe chạy 3 tiếng chia đều cho sáng sớm và chiều tối. Cho nên, chúng tôi phải đi đường một con đường nhỏ, vốn dành cho người đi bộ.
"Lên đến chùa Phật Lớn nếu đi đường chính thì mất khoảng 15 phút, còn đi đường này gấp đôi thời gian, chưa kể là rất nguy hiểm. Quanh khu vực núi Cấm có cả ngàn người chạy xe ôm. Trong đó ít nhất cũng khoảng 300 nữ. Nhưng họ chỉ chạy vào các ngày lễ và chạy đường lớn thôi. Số nữ chạy xe chuyên nghiệp có chừng 3 - 4 chục cô, trong đó chỉ vài cô đủ gan chạy đường này”, anh Lê Công Trứ, người tài xế đi cùng tôi nói.
Quả thật, mới bắt đầu hành trình, nhìn con đường rộng chừng 1 m, ngoằn ngoèo, gồ ghề, lởm chởm đá, trơn trượt, tôi không khỏi… ớn. Nhìn những đoạn dốc đứng, nhiều đoạn cua “khuỷu tay”, tôi cảm giác chỉ cần sơ sẩy 1 giây là có thể té ngã hoặc bật ngửa ra sau.
Sương gần như nằm sát tay lái, hai chân duỗi thẳng để lấy thăng bằng, đôi tay cô nhỏ nhưng chắc chắn nó rất cứng. “Anh ngồi sát vào đi, ôm chặt, sát người em, nếu không là bật ngửa ra sau hết đó nha”, Sương liên tục nhắc mỗi khi thấy tôi ngồi nhích ra sau.
Chiếc xe của Sương đã được “độ” lại máy, thay bộ xích, cặp bánh khác cho phù hợp với leo núi. Nhưng do suốt hành trình chỉ chạy số thấp nhất nên nó gào rú như muốn nổ tung. Suốt chặng đường leo núi dài hơn chục cây số, tôi không có dịp nói chuyện do cả hai phải lo đối phó với những dốc, cua gấp. Đến lưng chừng núi, đoạn cao nhất, tôi phải xuống đi bộ vì đoạn này đường trơn trợt, xe không thể ngồi 2 người. Lên đến đỉnh những bậc thang, lúc đôi chân tôi như muốn rơi ra ngoài, tôi thấy một nữ tài xế khác đang đứng đợi khách đi bộ lên nên hỏi chuyện. “Chị ơi, chị tên gì thế ạ?”, “Tên Tâm”. “Nhưng mà chị họ gì?”, “Thôi không nói đâu”. Tôi ngập ngừng: “Chị bao nhiêu tuổi rồi?”, “26”. “Thế chị chạy xe ôm được bao lâu rồi?”. “Mấy năm rồi”. Tôi hỏi tiếp nhưng chị vội vàng xua tay: “Thôi em đi đây, khách lên tới rồi”.
Lên đến chùa Phật Lớn, tôi ngồi vật xuống tảng đá thở dốc, đôi chân như không nhấc lên nổi, hoa mắt, ù tai, cảm giác như vừa chạy bộ một hơi 10 cây số! Nhưng, phải trải qua chặng đường này mới biết “bản lĩnh” của người phụ nữ tên Sương.
Phận đời theo những vòng xe
“Ban đầu, khách thấy nữ “chân yếu tay mềm” nên không tin tưởng. Nhưng chỉ cần đi một lần là họ thích, sẽ nhớ và lần sau đến đây là tìm tài xế nữ. Còn tụi tui, những ngày đầu cũng vất vả lắm, lúc nào cũng cố ghì tay lái cho thật chắc rồi đưa cả 2 chân rà sát xuống mặt đường để giữ thăng bằng. Một ngày chỉ cần chở 2 lượt khách là đêm về mình mẩy ê ẩm, chân tay mỏi nhừ. Đã vậy, do luôn chở nặng lên xuống núi cao nên khoảng nửa tháng, tụi tôi phải mang xe đến tiệm sửa, tốn cả mấy trăm ngàn. Nhưng chỉ một thời gian là quen. Bây giờ cánh nữ tụi tui chạy xe chẳng thua gì nam giới. Đội xe ôm nữ ở núi Cấm chưa để xảy ra chuyện gì đáng tiếc nên khách rất tin tưởng, số người chọn xe ôm nữ chở ngày càng đông. Ở đây có nhỏ Tâm, nó chạy xe là cực siêu luôn. Mấy ông còn phải nể nữa”, Sương nói.
Theo chị Phụng, mặc dù gia đình và bạn bè phản đối, chê là hạng “chân yếu tay mềm” nhưng một số chị em vẫn quyết định thử sức và còn thu hút trên 20 người khác vào đội xe ôm núi Cấm. Chị Võ Thị Phấn, một tài xế đã có con lớn cho biết: "Lúc đầu chạy lên dốc, xuống dốc, nhất là những đoạn gồ ghề, khúc khuỷu tôi rất hồi hộp, lo sợ, về nhà nằm sải tay, mình mẩy ê ẩm, nhưng vẫn cố gắng và lâu dần rồi cũng quen".
“Ở núi Cấm có khoảng 800 người mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm. Trong đó có khoảng hơn 30 nữ chạy xe ôm chuyên nghiệp, tức có tên trong nghiệp đoàn. Nhưng vào các ngày lễ, khách tham quan rất đông, số xe chuyên nghiệp không đủ, lúc này có thêm hàng trăm cô khác cũng tham gia chạy xe kiếm thêm. Nói là nữ nhưng họ chẳng thua gì nam. Thậm chí còn làm tốt hơn nam nữa. Nhiều khách đi quen lại thích chọn tài xế nữ hơn”, ông Nguyễn Văn Ban, Trưởng Ban Quản tự Thiền viện chùa Phật Lớn.
Chị Lê Thị Tiến có chồng cũng chạy xe ôm, tỏ ra rất tự tin: Từ ngày chị em hành nghề xe ôm đến nay gần 2 năm, trên núi Cấm chưa hề xảy ra một tai nạn cũng chưa bao giờ làm phiền lòng bất cứ một hành khách nào. "Nhờ vậy mà bà con ai cũng tin tưởng và số khách chọn tài xế nữ ngày càng đông hơn", người phụ nữ tự hào nói. “Tài xế nữ nhờ chạy chậm, cẩn thận nên các bà các cô rất an tâm, nhất là hành khách lớn tuổi", anh Trứ nói.
Anh Võ Phụng Yên, một tài xế “thổ địa” ở núi Cấm cho biết từ trước tới nay, nghiệp đoàn chỉ cho đàn ông đăng ký hành nghề xe ôm. Do đó, các tài xế nữ lúc đầu đều là những người chạy ngoài luồng, hoạt động tự phát. Song hiện nay chị em cũng được nghiệp đoàn đồng ý nhận vào và mọi người đều thông cảm, hỗ trợ nhau trong việc mưu sinh.
Theo anh Yên, bãi xe ở chùa Phật Lớn lúc đầu chỉ có vài chục chiếc, nay lên hàng mấy trăm. Vì quá đông nên mọi người chia nhau kiếm sống, bình quân mỗi người thu nhập khoảng 100.000 đồng một ngày. Vào các ngày lễ vía và Tết như năm nay, lượng khách đổ lên núi càng lúc càng đông nên thu nhập của anh chị em cao gấp ba bốn lần.
Đội quân xe ôm ở đây tuy đông nhưng rất trật tự, hoàn toàn không có cảnh giành giật, chen lấn và săn đuổi khách như ở các nơi khác. Chính nhờ có nghiệp đoàn mà mọi người chấp hành tốt các quy định về xếp tài, trật tự giao thông, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho xe leo dốc. Tài xế cũng có bằng lái và thẻ bảo hiểm.
Chẳng cần phải hỏi thăm gì, tôi vừa bước xuống xe ở chân núi Cấm, đã có hàng chục tài xế xe ôm vây kín, vồn vã mời chào: “Đi núi hả anh Hai? Em “rước” anh Hai nha?”. Tôi nhìn lướt qua một lượt gương mặt những người đàn ông sạm nắng gió, đầy vẻ phong trần rồi tiến lại một phụ nữ chừng ngót 30 tuổi. Chị không chen lấn, mời chào mà bình thản ngồi trên xe, hỏi: “Có phải chị cũng chạy xe chở khách lên núi không?”. Cô gái tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi lại tôi bằng thái độ nghi ngờ lẫn cảnh giác: “Đúng. Anh định lên núi hả? Mấy ổng mời quá trời sao anh hổng đi?”. Tôi cười và nói rõ lý do. Nhưng, có vẻ chị vẫn chưa tin nên nói: “Em ít khi chở nam lắm. Anh muốn đi đường nhỏ cho biết thì đi xe mấy ổng cũng được, cần gì phải xe nữ”.
Sau nhiều lần thuyết phục và tôi chấp nhận thuê thêm một xe nữa chạy theo (mỗi xe 120 ngàn đồng), cô gái mới đồng ý chở tôi lên núi.
Chiếc xe wave 100 phân khối của Sương, nữ tài xế chở tôi rồ ga phóng đi. Sau vụ lở đá hồi tháng 5/2012, con đường nhựa lên núi đang ngưng lưu thông để sửa chữa, mỗi ngày chỉ cho xe chạy 3 tiếng chia đều cho sáng sớm và chiều tối. Cho nên, chúng tôi phải đi đường một con đường nhỏ, vốn dành cho người đi bộ.
Đường lên núi Cấm
Quả thật, mới bắt đầu hành trình, nhìn con đường rộng chừng 1 m, ngoằn ngoèo, gồ ghề, lởm chởm đá, trơn trượt, tôi không khỏi… ớn. Nhìn những đoạn dốc đứng, nhiều đoạn cua “khuỷu tay”, tôi cảm giác chỉ cần sơ sẩy 1 giây là có thể té ngã hoặc bật ngửa ra sau.
Sương gần như nằm sát tay lái, hai chân duỗi thẳng để lấy thăng bằng, đôi tay cô nhỏ nhưng chắc chắn nó rất cứng. “Anh ngồi sát vào đi, ôm chặt, sát người em, nếu không là bật ngửa ra sau hết đó nha”, Sương liên tục nhắc mỗi khi thấy tôi ngồi nhích ra sau.
“Ở núi Cấm có khoảng 800 người mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm. Trong đó có khoảng hơn 30 nữ chạy xe ôm chuyên nghiệp, tức có tên trong nghiệp đoàn. Nhưng vào các ngày lễ, khách tham quan rất đông, số xe chuyên nghiệp không đủ, lúc này có thêm hàng trăm cô khác cũng tham gia chạy xe kiếm thêm. Nói là nữ nhưng họ chẳng thua gì nam. Thậm chí còn làm tốt hơn nam nữa. Nhiều khách đi quen lại thích chọn tài xế nữ hơn”, ông Nguyễn Văn Ban, Trưởng Ban Quản tự Thiền viện chùa Phật Lớn. |
Lên đến chùa Phật Lớn, tôi ngồi vật xuống tảng đá thở dốc, đôi chân như không nhấc lên nổi, hoa mắt, ù tai, cảm giác như vừa chạy bộ một hơi 10 cây số! Nhưng, phải trải qua chặng đường này mới biết “bản lĩnh” của người phụ nữ tên Sương.
Phận đời theo những vòng xe
“Ban đầu, khách thấy nữ “chân yếu tay mềm” nên không tin tưởng. Nhưng chỉ cần đi một lần là họ thích, sẽ nhớ và lần sau đến đây là tìm tài xế nữ. Còn tụi tui, những ngày đầu cũng vất vả lắm, lúc nào cũng cố ghì tay lái cho thật chắc rồi đưa cả 2 chân rà sát xuống mặt đường để giữ thăng bằng. Một ngày chỉ cần chở 2 lượt khách là đêm về mình mẩy ê ẩm, chân tay mỏi nhừ. Đã vậy, do luôn chở nặng lên xuống núi cao nên khoảng nửa tháng, tụi tôi phải mang xe đến tiệm sửa, tốn cả mấy trăm ngàn. Nhưng chỉ một thời gian là quen. Bây giờ cánh nữ tụi tui chạy xe chẳng thua gì nam giới. Đội xe ôm nữ ở núi Cấm chưa để xảy ra chuyện gì đáng tiếc nên khách rất tin tưởng, số người chọn xe ôm nữ chở ngày càng đông. Ở đây có nhỏ Tâm, nó chạy xe là cực siêu luôn. Mấy ông còn phải nể nữa”, Sương nói.
Nữ tài xế sánh vai cùng các nam tài xế ở lưng chừng núi
“Ở núi Cấm có khoảng 800 người mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm. Trong đó có khoảng hơn 30 nữ chạy xe ôm chuyên nghiệp, tức có tên trong nghiệp đoàn. Nhưng vào các ngày lễ, khách tham quan rất đông, số xe chuyên nghiệp không đủ, lúc này có thêm hàng trăm cô khác cũng tham gia chạy xe kiếm thêm. Nói là nữ nhưng họ chẳng thua gì nam. Thậm chí còn làm tốt hơn nam nữa. Nhiều khách đi quen lại thích chọn tài xế nữ hơn”, ông Nguyễn Văn Ban, Trưởng Ban Quản tự Thiền viện chùa Phật Lớn.
Chị Lê Thị Tiến có chồng cũng chạy xe ôm, tỏ ra rất tự tin: Từ ngày chị em hành nghề xe ôm đến nay gần 2 năm, trên núi Cấm chưa hề xảy ra một tai nạn cũng chưa bao giờ làm phiền lòng bất cứ một hành khách nào. "Nhờ vậy mà bà con ai cũng tin tưởng và số khách chọn tài xế nữ ngày càng đông hơn", người phụ nữ tự hào nói. “Tài xế nữ nhờ chạy chậm, cẩn thận nên các bà các cô rất an tâm, nhất là hành khách lớn tuổi", anh Trứ nói.
Anh Võ Phụng Yên, một tài xế “thổ địa” ở núi Cấm cho biết từ trước tới nay, nghiệp đoàn chỉ cho đàn ông đăng ký hành nghề xe ôm. Do đó, các tài xế nữ lúc đầu đều là những người chạy ngoài luồng, hoạt động tự phát. Song hiện nay chị em cũng được nghiệp đoàn đồng ý nhận vào và mọi người đều thông cảm, hỗ trợ nhau trong việc mưu sinh.
Các nữ tài xế phút thư giãn
Đội quân xe ôm ở đây tuy đông nhưng rất trật tự, hoàn toàn không có cảnh giành giật, chen lấn và săn đuổi khách như ở các nơi khác. Chính nhờ có nghiệp đoàn mà mọi người chấp hành tốt các quy định về xếp tài, trật tự giao thông, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho xe leo dốc. Tài xế cũng có bằng lái và thẻ bảo hiểm.
Theo Phúc Lập (Nông nghiệp Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét