Dưa thuộc họ bầu bí. Chủng loại dưa khá phong phú với nhiều mùi vị hấp dẫn và đẹp mắt. Với phụ nữ, dưa không chỉ là thực phẩm ngon miệng mà còn là mỹ phẩm tự nhiên.
Trong nhiều loại dưa, dưa hấu, dưa gang, dưa leo phổ biến không chỉ là loại thực phẩm dinh dưỡng, giúp giải nhiệt mà còn được dùng như loại mỹ phẩm làm đẹp đơn giản. BS Bùi Yên Trình, khoa Khám bệnh BV Chợ Rẫy TP.HCM tư vấn: Theo y học, dưa hấu cung cấp nhiều nước, đường, muối, chất hữu cơ, rất tốt cho việc chữa cảm sốt, viêm họng, lở loét, cao huyết áp hay đái tháo đường. Đặc biệt, nước dưa có tác dụng giải rượu hữu hiệu.
Dưa leo trong Đông y được xem là thuốc thanh nhiệt, giải độc. Khoa học hiện đại đã chứng minh, với các vitamin A, B, C, PP, chất xơ, ngoài chức năng bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, dưa leo còn hạn chế sự chuyển hóa của đường trong máu. Vị đắng trong vỏ dưa leo có tác dụng dưỡng da, tẩy tế bào chết. Các chiết xuất từ dưa leo được ngành mỹ phẩm dùng trong nhiều loại như kem dưỡng ẩm, chống nhăn, sữa rửa mặt. Dưa leo trong thực phẩm rất “cơ động” và phong phú về món ăn, làm gỏi, ăn sống, nấu canh, giải nhiệt.
Dưa leo và dưa hấu còn có nhiều công năng như: chữa lành các vết bỏng, chữa bệnh đau bụng đi ngoài hay cao huyết áp. Cũng như dưa leo, dưa hấu chứa nhiều nước, nhiều chất xơ và các vitamin nên là nguồn bổ sung dinh dưỡng, giúp giảm căng thẳng, lo âu. Hai loại dưa này còn có tác dụng giảm cân, chống béo phì.
Tương tự như dưa hấu và dưa leo, dưa bở cùng tính chất hàn, vị ngọt nên có công dụng hạ nhiệt và trợ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, các phần thân lá, cuống và vỏ, hạt của các loài dưa trở thành những bài thuốc dân gian đặc hiệu của y học cổ truyền như: thông khí, giải độc, hạ nhiệt, chữa bệnh phù thũng hay viêm thận, cao huyết áp.
Cùng họ bầu bí với dưa còn có mướp đắng (khổ qua), bí đao vừa là thực phẩm thông dụng vừa làm vị thuốc trong Đông y: mướp đắng được sấy khô dùng trong việc chữa bệnh tiểu đường, bí đao dùng cho việc giảm cân, tiêu mỡ.
Dưa có nhiều công dụng, nhưng bạn không nên lạm dụng. Những người bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, người suy thận, viêm dạ dày cũng nên dùng dưa hạn chế.
Bạn nên lựa trái dưa cân đối, độ lớn và căng bóng vừa phải. Đối với dưa ăn tươi như dưa hấu và dưa leo, nên rửa sạch, cho vào ngăn lạnh để giảm độc tố trong các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Trừ dưa hấu, muốn tránh tính hàn của dưa, bạn có thể chế biến bằng cách nấu canh, hầm với thịt, cá, cho thêm gừng, gia vị có tính chất nóng (ớt, tiêu, tỏi) giúp bữa ăn phong phú hơn. Dưa có ưu điểm giải độc nhanh, bạn có thể uống vài ly nước dưa hấu để giải bia rượu. Vì tác dụng kích thích tiêu hóa và giải độc nhanh nên bạn tránh ăn dưa khi bụng đang đói.
Trong nhiều loại dưa, dưa hấu, dưa gang, dưa leo phổ biến không chỉ là loại thực phẩm dinh dưỡng, giúp giải nhiệt mà còn được dùng như loại mỹ phẩm làm đẹp đơn giản. BS Bùi Yên Trình, khoa Khám bệnh BV Chợ Rẫy TP.HCM tư vấn: Theo y học, dưa hấu cung cấp nhiều nước, đường, muối, chất hữu cơ, rất tốt cho việc chữa cảm sốt, viêm họng, lở loét, cao huyết áp hay đái tháo đường. Đặc biệt, nước dưa có tác dụng giải rượu hữu hiệu.
Với phụ nữ, dưa không chỉ là thực phẩm ngon miệng mà còn là mỹ phẩm tự nhiên (Ảnh: Internet)
Dưa leo và dưa hấu còn có nhiều công năng như: chữa lành các vết bỏng, chữa bệnh đau bụng đi ngoài hay cao huyết áp. Cũng như dưa leo, dưa hấu chứa nhiều nước, nhiều chất xơ và các vitamin nên là nguồn bổ sung dinh dưỡng, giúp giảm căng thẳng, lo âu. Hai loại dưa này còn có tác dụng giảm cân, chống béo phì.
Tương tự như dưa hấu và dưa leo, dưa bở cùng tính chất hàn, vị ngọt nên có công dụng hạ nhiệt và trợ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, các phần thân lá, cuống và vỏ, hạt của các loài dưa trở thành những bài thuốc dân gian đặc hiệu của y học cổ truyền như: thông khí, giải độc, hạ nhiệt, chữa bệnh phù thũng hay viêm thận, cao huyết áp.
Cùng họ bầu bí với dưa còn có mướp đắng (khổ qua), bí đao vừa là thực phẩm thông dụng vừa làm vị thuốc trong Đông y: mướp đắng được sấy khô dùng trong việc chữa bệnh tiểu đường, bí đao dùng cho việc giảm cân, tiêu mỡ.
Dưa có nhiều công dụng, nhưng bạn không nên lạm dụng. Những người bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, người suy thận, viêm dạ dày cũng nên dùng dưa hạn chế.
Bạn nên lựa trái dưa cân đối, độ lớn và căng bóng vừa phải. Đối với dưa ăn tươi như dưa hấu và dưa leo, nên rửa sạch, cho vào ngăn lạnh để giảm độc tố trong các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Trừ dưa hấu, muốn tránh tính hàn của dưa, bạn có thể chế biến bằng cách nấu canh, hầm với thịt, cá, cho thêm gừng, gia vị có tính chất nóng (ớt, tiêu, tỏi) giúp bữa ăn phong phú hơn. Dưa có ưu điểm giải độc nhanh, bạn có thể uống vài ly nước dưa hấu để giải bia rượu. Vì tác dụng kích thích tiêu hóa và giải độc nhanh nên bạn tránh ăn dưa khi bụng đang đói.
Theo Nguyễn Bay (Phụ Nữ Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét