Tuy rất khó để khẳng định ai là người tiên nảy ra ý tưởng kéo dài đôi tai, hoặc tại sao họ phải làm như thế. Nhưng trong thời nay, nhiều nền văn hóa vẫn duy trì việc kéo dài đôi tai bởi những lý do khác nhau.
Có khi đó là tôn giáo, nghi thức của buổi lễ, xua tà ma ác quỷ hoặc làm tăng hormone tình dục, thậm chất có nơi còn cho rằng đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ, tai càng dài càng… đẹp.
Hiện nay, các bộ lạc Masai tại Kenya, hoặc bộ tộc Huarani ở lưu vực sông Amazon thì tập tục kéo dài tai vẫn đang rất phổ biến.
Đây là hình ảnh của bộ tộc Apatani sống trong thung lũng Ziro ở phía Đông Bắc Ấn Độ. Phụ nữ tại đây được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal.
Trên thực tế, họ đã chấp nhận làm cho chính mình mình trở kỳ cục, mất đi sức hấp dẫn để bảo vệ bản thân, phòng khi bị bộ tộc khác qua xâm lược. Vì vậy, hầu hết phụ nữ ở Apanti đều cắm những ống gỗ lớn trong lỗ mũi và xem đây là một truyền thống khó bỏ.
Hầu hết các bé trai và bé gai Dinka đều không được khóc khi bị thầy phù thủy dùng dao cắt những dòng máu đỏ nóng trên gương mặt đen sạm của chúng. Nếu chúng khóc hoặc phản ứng với cơn đau, chúng sẽ bị mất mặt trước cộng đồng.
Vì vậy, dù có đau cách mấy cũng phải ngồi yên như không có chuyện gì xảy ra. Đối với người dân nơi đây, việc rạch mặt thế này được xem là bản sắc dân tộc, đồng thời cũng để tăng thêm phần sắc đẹp phụ nữ.
Bên cạnh đó, những người đàn ông ở bộ tộc Dinka đều có những vết sẹo trên mặt với ba đường thẳng chạy song song. Đây được xem là biểu tượng của sự dũng cảm.
Cứ đến tuổi thành niên, các chàng trai sẽ được “khắc sẹo” trên mặt để đánh dấu bước qua tuổi trưởng thành, đồng thời nhận lấy trách nhiệm để trở thành người đàn ông mạnh mẽ trong gia đình cũng như trong bộ tộc.
Đối với người dân địa phương Thái Lan, việc làm méo mó gương mặt như thế này là hoàn toàn bình thường. Họ không sợ những cơn đau vì nghi lễ này là một nghi thức bắt buộc phải làm mỗi khi đến tuổi trưởng thành.
Nghi thức này được diễn ra hàng năm và công khai ở nơi công cộng, như một cách tuyên bố cho cả thế giới biết rằng, họ đã trở thành người lớn.
Lễ hội này được tổ chức trên đảo Phuket – miền Nam Thái Lan vào tháng 10 hàng năm và được thực hiện vào mỗi buổi sáng trong suốt 10 ngày liên tiếp. Một số người sẽ để những vật sắc nhọn đâm qua má hoặc miệng và coi đó là lòng sùng mộ cho bản thân cũng như cộng đồng. Ngoài ra còn có cả việc đi chân trần trên thanh nóng,…
Sau khi lễ hội kết thúc, các vết thương do những cơn đau để lại cũng sẽ được chữa lành. Thế nhưng vết sẹo trên gương mặt họ vẫn sẽ bị tích tụ từ năm này qua năm khác.
Những người sống tại Bali thường có một tập tục mài răng cửa. Bởi với họ, răng đại diện cho sự tức giận, ghen ghét, và cả những cảm xúc tiêu cực tương tự khác. Hàm răng của họ sẽ được mài nhọn và đây được xem là nghi thức bước sang tuổi thanh thiếu niên.
Riêng với văn hóa của người Maya, răng không chỉ được mài nhọn, mà còn có cả những kiểu thiếu kế riêng được khắc sâu bên trong, họ xem đó là cách để phân biệt những người ở tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
Hoặc như ở bộ tộc Wapare tại Châu Phi, họ sẽ mài răng bắt chước kiểu hàm cá mập, hoặc sẽ bị nhổ một số răng hàm dưới khi đến tuổi dậy thì và xem đó là tập tục, truyền thống cha ông để lại.
Tại các bộ lạc trên sông Sepik ở Papua, New Guinea, việc rạch cơ thể theo hình lốm đốm vỏ cây được xem là một phần nghi thức của buổi lễ dành cho đàn ông.
Các trưởng lão ở bộ lạc sẽ cùng lưỡi dao khoét từng miếng da trên cơ thể của thanh niên trẻ, với hình hài tương tự như làn da thô của cá sấu. Người dân nơi đây tin rằng loài cá sấu sẽ hòa nhập làm một với cơ thể và giúp họ trở thành người đàn ông mạnh mẽ thực thụ sau.
Tại Châu Phi, việc làm “đĩa môi”, hay còn được gọi là làm dài môi là một hình thức rất phổ biến. Để làm được điều này, hai hoặc bốn răng cửa dưới sẽ được nhổ bỏ, sau đó họ sẽ đặt một chiếc đĩa lớn hình tròn, được làm từ đất sét hoặc bằng gỗ xuyên qua môi trên hoặc môi dưới nhằm kéo dài môi.
Đối với bộ lạc nơi đây, kích thước, độ dài của môi sẽ là dấu hiệu quan trọng cho nền kinh tế xã hội của họ.
Những người phụ nữ Kayan ở miền Bắc Thái Lan được biết đến với những cuộc dây đồng tinh tế đeo quanh cổ họ. Đây là một trong những cách làm dài cổ rất phổ biến. Họ có thể đeo đến 25 cuộn dây đồng cực nặng, thậm chí có nhiều người cả đời chưa từng tháo ra bao giờ.
Các bé gái khi lên 5 tuổi sẽ được đặt những cuộn dây đồng đầu tiên, và qua từng năm, cuộn dây sẽ được tăng dần để cổ được kéo dài tốt nhất có thể cho đến khi trưởng thành.
Có khi đó là tôn giáo, nghi thức của buổi lễ, xua tà ma ác quỷ hoặc làm tăng hormone tình dục, thậm chất có nơi còn cho rằng đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ, tai càng dài càng… đẹp.
Hiện nay, các bộ lạc Masai tại Kenya, hoặc bộ tộc Huarani ở lưu vực sông Amazon thì tập tục kéo dài tai vẫn đang rất phổ biến.
Đây là hình ảnh của bộ tộc Apatani sống trong thung lũng Ziro ở phía Đông Bắc Ấn Độ. Phụ nữ tại đây được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal.
Trên thực tế, họ đã chấp nhận làm cho chính mình mình trở kỳ cục, mất đi sức hấp dẫn để bảo vệ bản thân, phòng khi bị bộ tộc khác qua xâm lược. Vì vậy, hầu hết phụ nữ ở Apanti đều cắm những ống gỗ lớn trong lỗ mũi và xem đây là một truyền thống khó bỏ.
Hầu hết các bé trai và bé gai Dinka đều không được khóc khi bị thầy phù thủy dùng dao cắt những dòng máu đỏ nóng trên gương mặt đen sạm của chúng. Nếu chúng khóc hoặc phản ứng với cơn đau, chúng sẽ bị mất mặt trước cộng đồng.
Vì vậy, dù có đau cách mấy cũng phải ngồi yên như không có chuyện gì xảy ra. Đối với người dân nơi đây, việc rạch mặt thế này được xem là bản sắc dân tộc, đồng thời cũng để tăng thêm phần sắc đẹp phụ nữ.
Bên cạnh đó, những người đàn ông ở bộ tộc Dinka đều có những vết sẹo trên mặt với ba đường thẳng chạy song song. Đây được xem là biểu tượng của sự dũng cảm.
Cứ đến tuổi thành niên, các chàng trai sẽ được “khắc sẹo” trên mặt để đánh dấu bước qua tuổi trưởng thành, đồng thời nhận lấy trách nhiệm để trở thành người đàn ông mạnh mẽ trong gia đình cũng như trong bộ tộc.
Đối với người dân địa phương Thái Lan, việc làm méo mó gương mặt như thế này là hoàn toàn bình thường. Họ không sợ những cơn đau vì nghi lễ này là một nghi thức bắt buộc phải làm mỗi khi đến tuổi trưởng thành.
Nghi thức này được diễn ra hàng năm và công khai ở nơi công cộng, như một cách tuyên bố cho cả thế giới biết rằng, họ đã trở thành người lớn.
Lễ hội này được tổ chức trên đảo Phuket – miền Nam Thái Lan vào tháng 10 hàng năm và được thực hiện vào mỗi buổi sáng trong suốt 10 ngày liên tiếp. Một số người sẽ để những vật sắc nhọn đâm qua má hoặc miệng và coi đó là lòng sùng mộ cho bản thân cũng như cộng đồng. Ngoài ra còn có cả việc đi chân trần trên thanh nóng,…
Sau khi lễ hội kết thúc, các vết thương do những cơn đau để lại cũng sẽ được chữa lành. Thế nhưng vết sẹo trên gương mặt họ vẫn sẽ bị tích tụ từ năm này qua năm khác.
Những người sống tại Bali thường có một tập tục mài răng cửa. Bởi với họ, răng đại diện cho sự tức giận, ghen ghét, và cả những cảm xúc tiêu cực tương tự khác. Hàm răng của họ sẽ được mài nhọn và đây được xem là nghi thức bước sang tuổi thanh thiếu niên.
Riêng với văn hóa của người Maya, răng không chỉ được mài nhọn, mà còn có cả những kiểu thiếu kế riêng được khắc sâu bên trong, họ xem đó là cách để phân biệt những người ở tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
Hoặc như ở bộ tộc Wapare tại Châu Phi, họ sẽ mài răng bắt chước kiểu hàm cá mập, hoặc sẽ bị nhổ một số răng hàm dưới khi đến tuổi dậy thì và xem đó là tập tục, truyền thống cha ông để lại.
Tại các bộ lạc trên sông Sepik ở Papua, New Guinea, việc rạch cơ thể theo hình lốm đốm vỏ cây được xem là một phần nghi thức của buổi lễ dành cho đàn ông.
Các trưởng lão ở bộ lạc sẽ cùng lưỡi dao khoét từng miếng da trên cơ thể của thanh niên trẻ, với hình hài tương tự như làn da thô của cá sấu. Người dân nơi đây tin rằng loài cá sấu sẽ hòa nhập làm một với cơ thể và giúp họ trở thành người đàn ông mạnh mẽ thực thụ sau.
Tại Châu Phi, việc làm “đĩa môi”, hay còn được gọi là làm dài môi là một hình thức rất phổ biến. Để làm được điều này, hai hoặc bốn răng cửa dưới sẽ được nhổ bỏ, sau đó họ sẽ đặt một chiếc đĩa lớn hình tròn, được làm từ đất sét hoặc bằng gỗ xuyên qua môi trên hoặc môi dưới nhằm kéo dài môi.
Đối với bộ lạc nơi đây, kích thước, độ dài của môi sẽ là dấu hiệu quan trọng cho nền kinh tế xã hội của họ.
Những người phụ nữ Kayan ở miền Bắc Thái Lan được biết đến với những cuộc dây đồng tinh tế đeo quanh cổ họ. Đây là một trong những cách làm dài cổ rất phổ biến. Họ có thể đeo đến 25 cuộn dây đồng cực nặng, thậm chí có nhiều người cả đời chưa từng tháo ra bao giờ.
Các bé gái khi lên 5 tuổi sẽ được đặt những cuộn dây đồng đầu tiên, và qua từng năm, cuộn dây sẽ được tăng dần để cổ được kéo dài tốt nhất có thể cho đến khi trưởng thành.
HB (Theo Oddee)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét