Roopkund là một hồ nước đóng băng nằm ở độ cao 5.029m so với mực nước biển, thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ. Khi băng tan chảy, hàng trăm bộ xương người lộ ra bên dưới mặt hồ hoặc nổi trên nước.
Không chỉ có vậy, hồ xương người còn nằm giữa dãy Himalaya huyền thoại, điều này càng làm tăng thêm vẻ rùng rợn bí ẩn cho hồ nước. Không phải lúc nào du khách cũng có thể thấy được cảnh tượng những bộ xương nằm lăn lóc trong hồ. Do đó, hằng năm, cứ đúng thời điểm lớp băng giá bao phủ hồ tan ra, nơi đây lại đón rất nhiều khách du lịch mạo hiểm.
Hồ nước xương người được các nhân viên kiểm lâm phát hiện lần đầu tiên vào năm 1942. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng những bộ xương này là của những người lính Nhật lẻn vào khu vực, sau đó bỏ mạng vì không chịu được địa hình khắc nghiệt. Ngoài ra, còn có nhiều giả thuyết về nguồn gốc những bộ xương, ví dụ như đây là hài cốt của những người bị bệnh dịch tấn công, cũng có thể là hài cốt thuộc về một nghi lễ nào đó...
Chỉ đến năm 2004, khi các nhà khoa học Ấn Độ và châu Âu tới khu vực này nghiên cứu, sự thật về những bộ xương mới được tiết lộ. Tất cả là do một trận mưa đá dữ dội giáng xuống hồ Roopkund ngày trước, khiến mọi người không thể tìm chỗ ẩn nấp kịp, nhiều người bị đá rơi vào chết ngay, ngoài ra còn có một số người bị thương và chết rét sau đó.
Không chỉ có vậy, hồ xương người còn nằm giữa dãy Himalaya huyền thoại, điều này càng làm tăng thêm vẻ rùng rợn bí ẩn cho hồ nước. Không phải lúc nào du khách cũng có thể thấy được cảnh tượng những bộ xương nằm lăn lóc trong hồ. Do đó, hằng năm, cứ đúng thời điểm lớp băng giá bao phủ hồ tan ra, nơi đây lại đón rất nhiều khách du lịch mạo hiểm.
Hồ nước xương người được các nhân viên kiểm lâm phát hiện lần đầu tiên vào năm 1942. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng những bộ xương này là của những người lính Nhật lẻn vào khu vực, sau đó bỏ mạng vì không chịu được địa hình khắc nghiệt. Ngoài ra, còn có nhiều giả thuyết về nguồn gốc những bộ xương, ví dụ như đây là hài cốt của những người bị bệnh dịch tấn công, cũng có thể là hài cốt thuộc về một nghi lễ nào đó...
Chỉ đến năm 2004, khi các nhà khoa học Ấn Độ và châu Âu tới khu vực này nghiên cứu, sự thật về những bộ xương mới được tiết lộ. Tất cả là do một trận mưa đá dữ dội giáng xuống hồ Roopkund ngày trước, khiến mọi người không thể tìm chỗ ẩn nấp kịp, nhiều người bị đá rơi vào chết ngay, ngoài ra còn có một số người bị thương và chết rét sau đó.
Theo Ngọc Anh (Kiến Thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét