Trà - có nơi gọi là chè, thức uống phổ biến của người Việt và nhiều nước. Thật ra, chè là cây chè - nguyên liệu làm ra sản phẩm trà.
Sau lúa, chè là loại cây gắn bó đặc biệt với người Việt - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm thấy cây chè hóa thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Ở độ cao trên 2.500m của đỉnh Hoàng Liên Sơn có những khu rừng chè hoang dã, cây cao tới 30m, thân mấy người ôm, ước tính gần ngàn năm tuổi.
Sau cây lúa, chè là loại cây gắn bó đặc biệt với người Việt. Nó có mặt trong mỗi gia đình, mọi nghi lễ từ cưới hỏi, thượng thọ đến ma chay, giỗ chạp… là bạn của người Việt, bất kể sang hèn.
Cây chè kén đất, kén cả khí hậu, nhưng đã bén rễ ở đâu thì thủy chung bền bỉ. Có khi chỉ mươi bụi quanh nhà, khi cần vặt mấy lá, vò cho ra nhựa rồi nấu tươi - gọi là chè xanh, uống bằng chén bằng tô. Mùa thu hoạch tốt nhất là “tiền Thanh Minh”, khi mùa đông vừa đi qua, nắng xuân hứng tình đón gió đầu năm nồng ấm. Thời khắc lý tưởng để hái là sớm tinh mơ, khi cả đồi chè đang chìm trong sương mù ngái ngủ. Tương truyền, chè được hái bởi các sơn nữ đồng trinh, chỉ dùng móng tay khẽ khàng bấm đọt, da thịt chạm vào sẽ làm loãng hương trà. Hái xong phải “sao suốt” thủ công bởi các nghệ nhân.
Chế biến chè đã cầu kỳ nhưng thưởng ngoạn trà mới phức tạp, được nâng lên thành nghệ thuật, thành bản sắc văn hóa dân tộc. Người Việt có cách thưởng ngoạn trà riêng - gọi là Trà phong, đậm đà chất Việt. Người nhỏ pha trà cho người lớn, phụ nữ pha trà cho đàn ông. Trà phong, khởi nguồn từ các chùa chiền nên được gọi là Thiền trà. Uống trà và tụng kinh thay cơm sáng và chiều tà, khi đời sống trần tục bủa vây tứ phía. Thưởng trà để tỉnh mộng trần, rửa lòng tục. Trà ngon nhờ cách pha. Dù chỉ mấy phút nhưng không học và thiếu thành tâm thì cả đời làm hỏng. Người pha trà giỏi được gọi là trà sư, nước pha được gọi là trà hữu. Trà ngon phải đúng lửa, đúng nước, đúng thầy. Người xưa đúc kết “Sơn thủy thượng, giang thủy trung, tĩnh thủy hạ” (nhất nước đầu nguồn suối, nhì nước sông sạch, ba nước giếng khơi), thứ 4 mới đến nước mưa, hứng bằng chậu sành để giữa sân, khi mưa được chừng mươi phút. Kỳ công như các vua chúa và cụ Nguyễn Tuân thì hứng sương đêm đọng trên từng lá sen gộp lại.
Chế biến chè đã cầu kỳ nhưng thưởng ngoạn trà mới phức tạp, được nâng lên
Trà cụ cũng rất cầu kỳ. Xưa phải có 2 ấm đồng, bên trong có 5 kim hỏa nước mới mau sôi. Hai ấm thay nhau giữ nước sôi trên lò than. Ấm trà phải bằng đất sét như chu sa hoặc gan gà, vừa đủ một “tuần” trà. Ấm được nặn bằng tay, mỗi ấm là một tác phẩm nghệ thuật. Khi thả ấm không vào chậu nước sẽ nổi đều, mua về phải luộc bằng nước tinh khiết mấy lần để khử hết mùi đất. Chén uống trà có 2 loại. Chén tướng (tống), cao và thuôn. Chén quân, thấp và nhỏ hơn; kiểu chén hạt mít hay chén mắt trâu. Người pha trà tuyệt đối không dùng tay bốc trà mà dùng thìa tre hoặc gỗ để múc. Họ không được sử dụng các loại nước hoa hoặc mỹ phẩm. Cả những người có mùi mồ hôi cũng làm hỏng trà.
Pha trà, đầu tiên phải tráng ấm bằng nước sôi. Dùng thìa múc trà vào ấm gọi là ngọc diệp hồi cung. “Rửa” trà cũng bằng nước sôi gọi là cao sơn trường thủy. Sau đó châm nước ngập trà, để vài phút cho ngấm gọi là hạ sơn nhập thủy. Lượng nước chỉ vừa đủ số người uống. Chén xếp vòng tròn, rót mỗi lượt một ít để chất lượng đồng đều. Lần đầu, ấm kề miệng chén, lần tiếp theo, đưa lên cao, róc rách mà không bắn ra ngoài và các chén phải đều nước. Khi rót, nét mặt phải tươi vui, miệng cười hoa nụ, duyên dáng và uyển chuyển. Lúc dâng trà, dùng ngón giữa tay phải đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là tam long giá ngọc. Người dâng và nhận đều hơi cúi đầu. Người nhận chuyển chén bằng tay trái, mắt nhìn theo rồi đưa sang tay phải gọi là du sơn lâm thủy. Khi cầm chén, lòng bàn tay quay vào trong, dâng chén sát mũi để thưởng hương trà, tay che miệng hớp một hớp nhỏ; mím miệng, nuốt nhẹ cho hương trà thoát ra mũi và đọng lại trong cổ, rồi nuốt nước bọt lần lượt để cảm nhận hết vị trà.
Thật lạ! Chưa thấy ai cãi nhau, gây sự hay làm bậy khi uống trà. Bởi uống trà là thú thanh tao dành cho người lịch lãm. Nhìn cách uống trà biết ngay tính cách.
Sau lúa, chè là loại cây gắn bó đặc biệt với người Việt - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sau cây lúa, chè là loại cây gắn bó đặc biệt với người Việt. Nó có mặt trong mỗi gia đình, mọi nghi lễ từ cưới hỏi, thượng thọ đến ma chay, giỗ chạp… là bạn của người Việt, bất kể sang hèn.
Cây chè kén đất, kén cả khí hậu, nhưng đã bén rễ ở đâu thì thủy chung bền bỉ. Có khi chỉ mươi bụi quanh nhà, khi cần vặt mấy lá, vò cho ra nhựa rồi nấu tươi - gọi là chè xanh, uống bằng chén bằng tô. Mùa thu hoạch tốt nhất là “tiền Thanh Minh”, khi mùa đông vừa đi qua, nắng xuân hứng tình đón gió đầu năm nồng ấm. Thời khắc lý tưởng để hái là sớm tinh mơ, khi cả đồi chè đang chìm trong sương mù ngái ngủ. Tương truyền, chè được hái bởi các sơn nữ đồng trinh, chỉ dùng móng tay khẽ khàng bấm đọt, da thịt chạm vào sẽ làm loãng hương trà. Hái xong phải “sao suốt” thủ công bởi các nghệ nhân.
Chế biến chè đã cầu kỳ nhưng thưởng ngoạn trà mới phức tạp, được nâng lên thành nghệ thuật, thành bản sắc văn hóa dân tộc. Người Việt có cách thưởng ngoạn trà riêng - gọi là Trà phong, đậm đà chất Việt. Người nhỏ pha trà cho người lớn, phụ nữ pha trà cho đàn ông. Trà phong, khởi nguồn từ các chùa chiền nên được gọi là Thiền trà. Uống trà và tụng kinh thay cơm sáng và chiều tà, khi đời sống trần tục bủa vây tứ phía. Thưởng trà để tỉnh mộng trần, rửa lòng tục. Trà ngon nhờ cách pha. Dù chỉ mấy phút nhưng không học và thiếu thành tâm thì cả đời làm hỏng. Người pha trà giỏi được gọi là trà sư, nước pha được gọi là trà hữu. Trà ngon phải đúng lửa, đúng nước, đúng thầy. Người xưa đúc kết “Sơn thủy thượng, giang thủy trung, tĩnh thủy hạ” (nhất nước đầu nguồn suối, nhì nước sông sạch, ba nước giếng khơi), thứ 4 mới đến nước mưa, hứng bằng chậu sành để giữa sân, khi mưa được chừng mươi phút. Kỳ công như các vua chúa và cụ Nguyễn Tuân thì hứng sương đêm đọng trên từng lá sen gộp lại.
Chế biến chè đã cầu kỳ nhưng thưởng ngoạn trà mới phức tạp, được nâng lên
thành nghệ thuật, thành bản sắc văn hóa dân tộc
Pha trà, đầu tiên phải tráng ấm bằng nước sôi. Dùng thìa múc trà vào ấm gọi là ngọc diệp hồi cung. “Rửa” trà cũng bằng nước sôi gọi là cao sơn trường thủy. Sau đó châm nước ngập trà, để vài phút cho ngấm gọi là hạ sơn nhập thủy. Lượng nước chỉ vừa đủ số người uống. Chén xếp vòng tròn, rót mỗi lượt một ít để chất lượng đồng đều. Lần đầu, ấm kề miệng chén, lần tiếp theo, đưa lên cao, róc rách mà không bắn ra ngoài và các chén phải đều nước. Khi rót, nét mặt phải tươi vui, miệng cười hoa nụ, duyên dáng và uyển chuyển. Lúc dâng trà, dùng ngón giữa tay phải đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là tam long giá ngọc. Người dâng và nhận đều hơi cúi đầu. Người nhận chuyển chén bằng tay trái, mắt nhìn theo rồi đưa sang tay phải gọi là du sơn lâm thủy. Khi cầm chén, lòng bàn tay quay vào trong, dâng chén sát mũi để thưởng hương trà, tay che miệng hớp một hớp nhỏ; mím miệng, nuốt nhẹ cho hương trà thoát ra mũi và đọng lại trong cổ, rồi nuốt nước bọt lần lượt để cảm nhận hết vị trà.
Thật lạ! Chưa thấy ai cãi nhau, gây sự hay làm bậy khi uống trà. Bởi uống trà là thú thanh tao dành cho người lịch lãm. Nhìn cách uống trà biết ngay tính cách.
Theo Nguyễn Văn Mỹ (Saigonamthuc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét