Cả giận mất khôn
72 tuổi, nom phạm nhân La Văn Hiến (quê Bắc Giang) sầu não với mái đầu bạc trắng. Cả đời quanh quẩn bên lũy tre làng, ông không ngờ những ngày cuối đời của mình lại trôi đi trong trại giam với cái án tù không nhìn thấy ngày về.
Ngày đầu nhập trại, ông lão từng muốn quyên sinh. Nhưng được cán bộ trại động viên, giờ ông đã bình tâm trở lại.
Nhắc lại quá khứ, đôi mắt ông Hiến dưng lệ. Gây ra cái chết cho người hàng xóm, cũng là anh em trong họ tộc, ông Hiến hối hận vô vàn. Ông nức nở: “Tại sao lúc đó tôi không buông cuốc chạy đi mà lại cứ thế xông vào…”.
Vốn là hàng xóm “tắt lửa tối đèn” có nhau, lại có chút thân thuộc, ở xóm Làng, xã An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, gia đình ông Hiến và ông Xuyên được ngăn cách bởi hàng rào tre.
Lâu ngày hàng rào tre nhà ông Xuyên mục nát, trong khi nhà ông Hiến cũng trồng khóm tre như một cách để đặt “cột mốc” ranh giới đất giữa hai gia đình.
Rồi tre nhà ông Hiến mọc tràn sang đất vườn nhà ông Xuyên. Sợ mất đất, sáng 4/5/2006, ông Xuyên chôn 1 chiếc cọc gỗ ở bờ rào gần bụi tre để làm mốc ranh giới.
Chiều cùng ngày, nhìn thấy chiếc cọc, nghĩ ông Xuyên cố ý lấn đất nhà mình nên ông Hiến lặng lẽ nhổ cọc vứt sang đất nhà ông Xuyên. Chuyện chỉ có vậy mà hai bên xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Ông Hiến giơ cuốc về phía ông Xuyên, bổ vào đầu khiến ông Xuyên ngã nhào. Chưa hả giận, ông Hiến bồi thêm 2 nhát cuốc khiến án mạng xảy ra.
Trả giá
Đã gần 7 năm trôi qua nhưng ông Hiến vẫn nhớ như in ngày mình phải ra tòa nhận phán quyết của pháp luật. Trước vành móng ngựa, ông run rẩy với mặc cảm tội lỗi. Thương vợ, con, lại quá ân hận, ông chỉ biết lấy nước mắt giãi bày.
Từ ngày chồng chết, vợ ông Xuyên ngày nào cũng trút giận bằng những cơn chửi sang nhà hàng xóm. Hơn 4 tháng trời, cả nhà ông Hiến phải nghe những lời nhiếc móc của nhà bên mà không dám mở miệng phản đối. Sống trong búa rìu dư luận, gia đình ông từng phải tính tới chuyện “bán xới” đi nơi khác.
Trách mình, ông thương vợ và 7 đứa con, khi bình tâm trở lại, ông Hiến xót xa cho gia đình ông Xuyên đã vì mình mà mất đi trụ cột. Giận bản thân, chán nản, tóc ông càng thêm sợi bạc bởi những đêm thức trắng. Thụ án, ông Hiến đếm ngược từng ngày để mong đến ngày thăm gặp người thân vào cuối tháng. Ông vừa mong vừa sợ cái ngày được gặp người thân. Nhớ vợ, nhớ con, ông muốn gặp họ. Nhưng gặp rồi, khi họ ra về lại để lại trong ông khoảng trống lớn.
Gần 7 năm qua, vợ ông đều đặn thăm chồng, bà ngày càng hao gầy. Lần nào giáp mặt, nước mắt bà cũng nhòe ướt. Vậy nên, sau mỗi lần gặp vợ, phải mất vài ngày sau, ông mới tìm lại được nhịp sống vốn có trong trại giam. Được xếp ở Đội 26, chuyên dọn dẹp vệ sinh. Với ông Hiến đây là sự ưu ái vì việc nhẹ nhàng, vừa sức. Đã đón 7 cái Tết trong trại giam, ông Hiến luôn khắc khoải một ngày về, dù bản thân ông mang án tù chung thân.
7 năm thụ án, các con ông dần trưởng thành, đã 3 lần ông nhận tin báo hỉ của con, nhưng ông chỉ có thể chúc phúc cho các con sau song sắt. Đau đớn sắt lòng, nhưng ông biết đó là cái giá phải trả cho tội lỗi mà mình đã gây ra.
72 tuổi, nom phạm nhân La Văn Hiến (quê Bắc Giang) sầu não với mái đầu bạc trắng. Cả đời quanh quẩn bên lũy tre làng, ông không ngờ những ngày cuối đời của mình lại trôi đi trong trại giam với cái án tù không nhìn thấy ngày về.
Ngày đầu nhập trại, ông lão từng muốn quyên sinh. Nhưng được cán bộ trại động viên, giờ ông đã bình tâm trở lại.
Nhắc lại quá khứ, đôi mắt ông Hiến dưng lệ. Gây ra cái chết cho người hàng xóm, cũng là anh em trong họ tộc, ông Hiến hối hận vô vàn. Ông nức nở: “Tại sao lúc đó tôi không buông cuốc chạy đi mà lại cứ thế xông vào…”.
Vốn là hàng xóm “tắt lửa tối đèn” có nhau, lại có chút thân thuộc, ở xóm Làng, xã An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, gia đình ông Hiến và ông Xuyên được ngăn cách bởi hàng rào tre.
Lâu ngày hàng rào tre nhà ông Xuyên mục nát, trong khi nhà ông Hiến cũng trồng khóm tre như một cách để đặt “cột mốc” ranh giới đất giữa hai gia đình.
Rồi tre nhà ông Hiến mọc tràn sang đất vườn nhà ông Xuyên. Sợ mất đất, sáng 4/5/2006, ông Xuyên chôn 1 chiếc cọc gỗ ở bờ rào gần bụi tre để làm mốc ranh giới.
Chiều cùng ngày, nhìn thấy chiếc cọc, nghĩ ông Xuyên cố ý lấn đất nhà mình nên ông Hiến lặng lẽ nhổ cọc vứt sang đất nhà ông Xuyên. Chuyện chỉ có vậy mà hai bên xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Ông Hiến giơ cuốc về phía ông Xuyên, bổ vào đầu khiến ông Xuyên ngã nhào. Chưa hả giận, ông Hiến bồi thêm 2 nhát cuốc khiến án mạng xảy ra.
Trả giá
Đã gần 7 năm trôi qua nhưng ông Hiến vẫn nhớ như in ngày mình phải ra tòa nhận phán quyết của pháp luật. Trước vành móng ngựa, ông run rẩy với mặc cảm tội lỗi. Thương vợ, con, lại quá ân hận, ông chỉ biết lấy nước mắt giãi bày.
Từ ngày chồng chết, vợ ông Xuyên ngày nào cũng trút giận bằng những cơn chửi sang nhà hàng xóm. Hơn 4 tháng trời, cả nhà ông Hiến phải nghe những lời nhiếc móc của nhà bên mà không dám mở miệng phản đối. Sống trong búa rìu dư luận, gia đình ông từng phải tính tới chuyện “bán xới” đi nơi khác.
Trách mình, ông thương vợ và 7 đứa con, khi bình tâm trở lại, ông Hiến xót xa cho gia đình ông Xuyên đã vì mình mà mất đi trụ cột. Giận bản thân, chán nản, tóc ông càng thêm sợi bạc bởi những đêm thức trắng. Thụ án, ông Hiến đếm ngược từng ngày để mong đến ngày thăm gặp người thân vào cuối tháng. Ông vừa mong vừa sợ cái ngày được gặp người thân. Nhớ vợ, nhớ con, ông muốn gặp họ. Nhưng gặp rồi, khi họ ra về lại để lại trong ông khoảng trống lớn.
Gần 7 năm qua, vợ ông đều đặn thăm chồng, bà ngày càng hao gầy. Lần nào giáp mặt, nước mắt bà cũng nhòe ướt. Vậy nên, sau mỗi lần gặp vợ, phải mất vài ngày sau, ông mới tìm lại được nhịp sống vốn có trong trại giam. Được xếp ở Đội 26, chuyên dọn dẹp vệ sinh. Với ông Hiến đây là sự ưu ái vì việc nhẹ nhàng, vừa sức. Đã đón 7 cái Tết trong trại giam, ông Hiến luôn khắc khoải một ngày về, dù bản thân ông mang án tù chung thân.
7 năm thụ án, các con ông dần trưởng thành, đã 3 lần ông nhận tin báo hỉ của con, nhưng ông chỉ có thể chúc phúc cho các con sau song sắt. Đau đớn sắt lòng, nhưng ông biết đó là cái giá phải trả cho tội lỗi mà mình đã gây ra.
Theo T.Nhung (Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét