Cánh rừng tại khu vực xây Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk còn khá nguyên vẹn, có nhiều tầng tán, cổ thụ. Ảnh (Văn Hạnh)
Sẽ có gần 60 ha rừng trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) bị xóa sổ khi Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk xây dựng
Cơ quan chức năng vừa đồng ý chủ trương cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới - Tecco (trụ sở số 65 Linh Đông, phường Linh Đông, quận Thủ Đức - TPHCM) khảo sát và chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng để xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk.
Xóa sổ nhiều diện tích rừng
Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk có công suất dự kiến 26 MW, lượng điện bình quân năm trên 100 triệu KWh, tổng vốn đầu tư gần 900 tỉ đồng. Tổng diện tích ảnh hưởng của công trình khoảng 320 ha, trong đó diện tích lòng hồ khoảng 276 ha dâng theo lòng sông nên không giải tỏa, còn lại khoảng 59,88 ha rừng bị sẽ bị đốn hạ để xây dựng các hạng mục liên quan. Nhà máy được xây dựng trên sông Sêrêpốk thuộc các tiểu khu 430, 431 và 451, là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn.
Cánh rừng tại khu vực xây Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk còn khá nguyên vẹn, có nhiều tầng tán, cổ thụ. Ảnh (Văn Hạnh)
Theo báo cáo kết quả điều tra hiện trạng của Trung tâm Quy hoạch - Khảo sát - Thiết kế Nông Lâm nghiệp Đắk Lắk (nay là Công ty CP NN-PTNN Đắk Lắk), phần lớn diện tích trong 59,88 ha rừng này thuộc dạng rừng nghèo.
Chỉ có 7,14 ha rừng tự nhiên rất giàu và giàu. Đây là rừng nguyên sinh, có trữ lượng cây đứng rất lớn, chưa được khai thác, cấu trúc rừng ổn định nhiều tầng tán với nhiều loại cây quý hiếm như chiêu liêu đen, căm xe… với trữ lượng gỗ bình quân 300 m3/ha.
Theo chân các kiểm lâm VQG Yok Đôn đến các tiểu khu 430, 431 và 451, chúng tôi ghi nhận vị trí nhà máy thủy điện nằm ở khu vực trung tâm của VQG Yok Đôn, cách Tỉnh lộ 1 - ranh giới phía Đông của vườn - khoảng 30 km, cách khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10 km.
Khu vực này rừng còn khá nguyên vẹn, nhiều tầng tán. Dọc theo sông Sêrêpốk, cây cối mọc um tùm, trữ lượng gỗ khá lớn với nhiều cây gỗ quý hiếm, đường kính cả mét như hương, căm xe… Đặc biệt, khu vực này rất nhiều loài động vật sinh sống, có những dấu chân các loài thú móng guốc, đặc trưng của hệ sinh thái rừng khộp.
Khu vực này rừng còn khá nguyên vẹn, nhiều tầng tán. Dọc theo sông Sêrêpốk, cây cối mọc um tùm, trữ lượng gỗ khá lớn với nhiều cây gỗ quý hiếm, đường kính cả mét như hương, căm xe… Đặc biệt, khu vực này rất nhiều loài động vật sinh sống, có những dấu chân các loài thú móng guốc, đặc trưng của hệ sinh thái rừng khộp.
Phá vỡ hệ sinh thái
Năm 2009, cơ quan chức năng đã đồng ý cho Tecco khảo sát, chuyển đổi mục đích sử dụng 63 ha rừng để xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk, thuộc địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn - Đắk Lắk. Đến tháng 5-2012, Tecco đã có công văn xin điều chỉnh thiết kế rừng và đánh giá tác động môi trường xuống còn 59,88 ha để xây dựng nhà máy. Trong đó, 49,88 ha chuyển đổi vĩnh viễn, 10 ha còn lại chuyển đổi tạm thời, sau khi xây dựng xong công trình, chủ đầu tư sẽ trồng lại rừng và trả lại cho VQG Yok Đôn.
Ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc VQG Yok Đôn, cho biết việc cho phép xây dựng thủy điện trong VQG là của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Thành e ngại: “Nếu Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk được xây dựng sẽ phá vỡ hệ sinh thái trong khu vực, ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ VQG”.
Cụ thể, khu vực xây dựng nằm ở vùng lõi VQG Yok Đôn, trong quá trình xây dựng, máy móc, thiết bị và con người gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn sẽ làm các loài động vậy quý hiếm trong vùng bỏ đi nơi khác. Khi chặn dòng sẽ ảnh hưởng đến việc di cư, môi trường sống của các loài thủy sản trên sông Sêrêpốk.
Ngoài ra, sau khi nhà máy vận hành, nước sông sẽ dâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc vận chuyển gỗ lậu bằng đường sông… “Hiện chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt. Chúng tôi sẽ có ý kiến cụ thể về tác động môi trường và những khó khăn trong công tác quản lý rừng nếu cho xây dựng thủy điện này” - ông Thành cho biết.
Cụ thể, khu vực xây dựng nằm ở vùng lõi VQG Yok Đôn, trong quá trình xây dựng, máy móc, thiết bị và con người gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn sẽ làm các loài động vậy quý hiếm trong vùng bỏ đi nơi khác. Khi chặn dòng sẽ ảnh hưởng đến việc di cư, môi trường sống của các loài thủy sản trên sông Sêrêpốk.
Ngoài ra, sau khi nhà máy vận hành, nước sông sẽ dâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc vận chuyển gỗ lậu bằng đường sông… “Hiện chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt. Chúng tôi sẽ có ý kiến cụ thể về tác động môi trường và những khó khăn trong công tác quản lý rừng nếu cho xây dựng thủy điện này” - ông Thành cho biết.
Ảnh hưởng không lớn? Trong cuộc họp giữa các sở, ngành tỉnh Đắk Lắk về việc bổ sung quy hoạch và sử dụng diện tích rừng xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk, đại diện Sở NN-PTNT cho rằng diện tích rừng bị chiếm dụng không lớn, hiện trạng là rừng nghèo đã bị khai thác cạn kiệt, phương án đầu tư của công ty có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Đại diện UBND huyện Buôn Đôn cũng cho rằng diện tích chiếm đất không lớn, là rừng đặc dụng nên việc giải phóng mặt bằng không phức tạp, chi phí đầu tư thấp nên đồng ý chủ trương xây dựng. |
Theo Cao Nguyên (Người lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét