Người dân thanh toán tiền thuốc theo diện bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM
“Cùng một thuốc, tên thương mại, nhà sản xuất, hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế nhưng giá thuốc thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) có sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở khám chữa bệnh của TP.HCM cũng như giữa các tỉnh, TP” - bà Lưu Thị Thanh Huyền, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, trình bày như vậy.
Nhiều báo cáo tại hội nghị khoa học “Hoạt động dược bệnh viện TP.HCM mở rộng năm 2012” do Hội Dược sĩ bệnh viện TP.HCM tổ chức ngày 8/12 cho thấy hoạt động dược trong bệnh viện còn nhiều bất cập.
Giá chênh lệch lớn
Minh chứng cho nhận xét này, bà Huyền cho biết cùng một nhà sản xuất nhưng giá thuốc Supercef (Cefepim) 1g trúng thầu vào các bệnh viện năm 2010 chênh lệch tới 23%. Hay cùng một hoạt chất kháng sinh Meropenem 1g có nhiều tên thương mại trúng thầu vào các bệnh viện chênh lệch giá từ vài chục ngàn đến 200.000-250.000 đồng.
Thậm chí thuốc cùng một nhà sản xuất, một hàm lượng nhưng trúng thầu vào mỗi bệnh viện một giá. Qua khảo sát giá 19 loại thuốc có hoạt chất paracetamol 500mg (18 loại thuốc nội do 18 hãng sản xuất được nhiều cơ sở khám chữa bệnh sử dụng và một loại thuốc ngoại) đã trúng thầu và đang sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh cho thấy cùng là thuốc Việt Nam nhưng giá trúng thầu chênh lệch rất lớn, từ vài chục phần trăm đến 6-7 lần.
Trong đó, một nhóm có giá trúng thầu từ 85-140 đồng/viên, nhóm có giá trúng từ 140-420 đồng/viên và nhóm có giá trúng từ 420-650 đồng/viên. Riêng loại thuốc ngoại có giá trúng thầu 900 đồng/viên.
Giá chênh lệch lớn
Minh chứng cho nhận xét này, bà Huyền cho biết cùng một nhà sản xuất nhưng giá thuốc Supercef (Cefepim) 1g trúng thầu vào các bệnh viện năm 2010 chênh lệch tới 23%. Hay cùng một hoạt chất kháng sinh Meropenem 1g có nhiều tên thương mại trúng thầu vào các bệnh viện chênh lệch giá từ vài chục ngàn đến 200.000-250.000 đồng.
Thậm chí thuốc cùng một nhà sản xuất, một hàm lượng nhưng trúng thầu vào mỗi bệnh viện một giá. Qua khảo sát giá 19 loại thuốc có hoạt chất paracetamol 500mg (18 loại thuốc nội do 18 hãng sản xuất được nhiều cơ sở khám chữa bệnh sử dụng và một loại thuốc ngoại) đã trúng thầu và đang sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh cho thấy cùng là thuốc Việt Nam nhưng giá trúng thầu chênh lệch rất lớn, từ vài chục phần trăm đến 6-7 lần.
Trong đó, một nhóm có giá trúng thầu từ 85-140 đồng/viên, nhóm có giá trúng từ 140-420 đồng/viên và nhóm có giá trúng từ 420-650 đồng/viên. Riêng loại thuốc ngoại có giá trúng thầu 900 đồng/viên.
Người dân thanh toán tiền thuốc theo diện bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM
Khảo sát giá thuốc trúng thầu của các bệnh viện tại TP.HCM năm 2011, Bảo hiểm xã hội TP đã phát hiện nhiều loại thuốc trúng thầu có sự chênh lệch giá rất lớn và bất hợp lý nên đã có văn bản gửi Sở Y tế TP thông báo về tình trạng này và chỉ chấp nhận thanh toán nếu giá thuốc trúng thầu cùng loại vào bệnh viện này chênh lệch với bệnh viện khác dưới 5%.
Theo bà Thanh Huyền, năm 2011 quỹ BHYT chi trả 25.000 tỉ đồng chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT, riêng TP.HCM chi trả hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó, 60% chi phí khám chữa bệnh BHYT là chi cho tiền thuốc.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những trường hợp kê toa thuốc chưa phù hợp, trong quá trình điều trị bệnh nhân có sự thay đổi thuốc nhiều nhưng ghi chép trong bệnh án không rõ ràng...
Điều này thể hiện rõ trong năm 2011 số lượng người tham gia BHYT tuy chỉ tăng 7% so với năm 2010, nhưng chi phí khám chữa bệnh trong năm 2011 lại tăng gấp ba lần (21%) năm 2010. Nếu bệnh viện, bác sĩ lựa chọn thuốc thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả sẽ hạn chế lãng phí do sử dụng thuốc bất hợp lý.
Nhiều sai sót trong sử dụng thuốc
Tại hội thảo, các bệnh viện cũng trình bày về sai sót trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân và đưa ra hướng khắc phục để hạn chế tối đa sai sót thuốc.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Ba - trưởng khoa dược Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Đà Nẵng - cho biết sai sót thuốc là một thách thức trong quản lý hoạt động dược bệnh viện. Sai sót thuốc chủ yếu do lỗi của con người, không chỉ bác sĩ mà kể cả giáo sư, tiến sĩ cũng có khi sai sót thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến sai sót thuốc là do bác sĩ kê đơn thuốc, ra y lệnh sai; điều dưỡng sao chép y lệnh của bác sĩ sai; khoa dược cấp phát thuốc sai; điều dưỡng thực hiện sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân sai... Cụ thể những sai sót thuốc thường gặp là sai hàm lượng thuốc, sai đường dùng, sai tên thuốc (do tên gọi gần giống nhau), sai chỉ định, sai số lượng.
Theo dược sĩ Thu Ba, vai trò của dược sĩ bệnh viện góp phần đáng kể trong việc quản lý nguy cơ sai sót thuốc, tăng an toàn cho bệnh nhân. Bằng việc giám sát, trong chín tháng đầu năm 2012 Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã tự phát hiện 266 ca có sai sót thuốc trong tổng số hơn 132.000 ca được kiểm tra, giám sát.
Đánh giá việc sai sót trong sử dụng thuốc có thể gây tổn hại cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém thêm thuốc và xét nghiệm để điều trị độc tính, khiến bệnh nhân mất niềm tin vào hệ thống y tế, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đã thực hiện khảo sát sai sót tại hai khoa hồi sức ngoại và hồi sức tích cực.
Kết quả khảo sát trên 2.200 liều sử dụng thuốc cho thấy tỉ lệ có sai sót ở khoa hồi sức ngoại lên đến hơn 72%, còn ở khoa hồi sức tích cực gần 60%. Các sai sót thường gặp là gộp liều hoặc chẻ liều thuốc, sai liều dùng, sai kỹ thuật thực hiện, sai tốc độ (truyền thuốc), thuốc không chỉ định (y lệnh không cho hoặc đã chỉ định ngưng thuốc nhưng vẫn cho bệnh nhân sử dụng), bỏ sót liều, sai kỹ thuật chuẩn bị, thuốc hỏng...
Trong đó, sai tốc độ chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 40%, kế đến là sai kỹ thuật chuẩn bị (hòa tan, dung môi...) và sai kỹ thuật thực hiện. Đáng chú ý, sai sót thuốc chủ yếu tập trung ở thuốc tiêm truyền (hơn 49%) và tiêm tĩnh mạch chậm (gần 37%). Tuy nhiên, sau khi có sự giám sát và can thiệp của bộ phận dược bệnh viện, mức độ sai sót nghiêm trọng đã giảm rõ rệt, từ hơn 9,4% xuống gần 3%...
Theo bà Thanh Huyền, năm 2011 quỹ BHYT chi trả 25.000 tỉ đồng chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT, riêng TP.HCM chi trả hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó, 60% chi phí khám chữa bệnh BHYT là chi cho tiền thuốc.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những trường hợp kê toa thuốc chưa phù hợp, trong quá trình điều trị bệnh nhân có sự thay đổi thuốc nhiều nhưng ghi chép trong bệnh án không rõ ràng...
Điều này thể hiện rõ trong năm 2011 số lượng người tham gia BHYT tuy chỉ tăng 7% so với năm 2010, nhưng chi phí khám chữa bệnh trong năm 2011 lại tăng gấp ba lần (21%) năm 2010. Nếu bệnh viện, bác sĩ lựa chọn thuốc thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả sẽ hạn chế lãng phí do sử dụng thuốc bất hợp lý.
Nhiều sai sót trong sử dụng thuốc
Tại hội thảo, các bệnh viện cũng trình bày về sai sót trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân và đưa ra hướng khắc phục để hạn chế tối đa sai sót thuốc.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Ba - trưởng khoa dược Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Đà Nẵng - cho biết sai sót thuốc là một thách thức trong quản lý hoạt động dược bệnh viện. Sai sót thuốc chủ yếu do lỗi của con người, không chỉ bác sĩ mà kể cả giáo sư, tiến sĩ cũng có khi sai sót thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến sai sót thuốc là do bác sĩ kê đơn thuốc, ra y lệnh sai; điều dưỡng sao chép y lệnh của bác sĩ sai; khoa dược cấp phát thuốc sai; điều dưỡng thực hiện sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân sai... Cụ thể những sai sót thuốc thường gặp là sai hàm lượng thuốc, sai đường dùng, sai tên thuốc (do tên gọi gần giống nhau), sai chỉ định, sai số lượng.
Theo dược sĩ Thu Ba, vai trò của dược sĩ bệnh viện góp phần đáng kể trong việc quản lý nguy cơ sai sót thuốc, tăng an toàn cho bệnh nhân. Bằng việc giám sát, trong chín tháng đầu năm 2012 Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã tự phát hiện 266 ca có sai sót thuốc trong tổng số hơn 132.000 ca được kiểm tra, giám sát.
Đánh giá việc sai sót trong sử dụng thuốc có thể gây tổn hại cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém thêm thuốc và xét nghiệm để điều trị độc tính, khiến bệnh nhân mất niềm tin vào hệ thống y tế, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đã thực hiện khảo sát sai sót tại hai khoa hồi sức ngoại và hồi sức tích cực.
Kết quả khảo sát trên 2.200 liều sử dụng thuốc cho thấy tỉ lệ có sai sót ở khoa hồi sức ngoại lên đến hơn 72%, còn ở khoa hồi sức tích cực gần 60%. Các sai sót thường gặp là gộp liều hoặc chẻ liều thuốc, sai liều dùng, sai kỹ thuật thực hiện, sai tốc độ (truyền thuốc), thuốc không chỉ định (y lệnh không cho hoặc đã chỉ định ngưng thuốc nhưng vẫn cho bệnh nhân sử dụng), bỏ sót liều, sai kỹ thuật chuẩn bị, thuốc hỏng...
Trong đó, sai tốc độ chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 40%, kế đến là sai kỹ thuật chuẩn bị (hòa tan, dung môi...) và sai kỹ thuật thực hiện. Đáng chú ý, sai sót thuốc chủ yếu tập trung ở thuốc tiêm truyền (hơn 49%) và tiêm tĩnh mạch chậm (gần 37%). Tuy nhiên, sau khi có sự giám sát và can thiệp của bộ phận dược bệnh viện, mức độ sai sót nghiêm trọng đã giảm rõ rệt, từ hơn 9,4% xuống gần 3%...
Hồ sơ bệnh án cũng đầy sai sót Phân tích 239 hồ sơ bệnh án tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sáu tháng đầu năm 2012 cho thấy còn hồ sơ bệnh án không ghi đầy đủ, rõ ràng tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân; y lệnh dùng thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng: gần 11% không ghi hàm lượng, nồng độ thuốc, hơn 28% không ghi thời điểm dùng thuốc, hơn 46% không ghi khoảng cách giữa các lần dùng thuốc cho bệnh nhân; thay đổi thuốc không rõ lý do (gần 34%)... |
Theo Lê Thanh Hà (Tuổi Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét